Cách tính diện tích hình bình hành chính xác nhất sẽ dựa vào công thức riêng của hình bình hành mà người học sẽ phải biết trong những năm cấp 3. Cùng xosomientrung.org giải đáp biết cách tính như thế nào nhé.
Hình bình hành được hiểu là một hình tứ giác có 2 cặp cạnh đối song song hoặc 1 cặp cạnh đối song song và bằng nhau. Hình bình hành sẽ có hai góc đối bằng nhau, hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của hình.
Diện tích hình bình hành được tính bằng độ lớn của bề mặt hình, đây là phần mặt phẳng mà chúng ta có thể nhìn thấy của hình bình hành.
Diện tích hình bình hành được giải theo công thức bằng tích của cạnh đáy nhân với chiều cao.
Công thức là: S ABCD = a.h
Trong đấy:
S là ký hiệu diện tích hình bình hành.
a là ký hiệu cạnh đáy của hình bình hành.
h là ký hiệu chiều cao, nối từ đỉnh tới đáy của một hình bình hành.
Đây là dạng cơ bản trong các cách tính Khi đã biết được độ dài cạnh đáy và chiều cao, thì chúng ta chỉ cần áp dụng nhanh công thức tính diện tích hình bình hành: S = a.h. là xong
Ví dụ: Cho hình bình hành ABCD có độ dài cạnh đáy CD = 6cm. Đường thẳng nối từ đỉnh A đến cạnh đánh CD có độ dài h = 4cm. Yêu cầu tính diện tích hbh ABCD.
Giải đáp: Theo đề bài ta có độ dài cạnh đáy ABCD = CD = a = 6cm Chiều cao = độ dài từ đỉnh A đến cạnh đáy CD = h = 4cm. Suy ra ta áp dụng công thức tính diện tích hình bình hành: S = a.h = 6.4 = 24 cm2
Ví dụ: Cho một hình bình hành ABCD có độ dài cạnh đáy bằng CD = a = 15cm. Nếu tăng độ dài cạnh đáy lên 3cm nữa thì diện tích hình bình hành mới A’B’C’D’ có diện tích lớn hơn diện tích ban đầu là 15cm2. Yeu cầu tính diện tích ban đầu ABCD là bao nhiêu.
Trả lời: Theo đề bài ta có diện tích hình bình hành mới = S ABCD + 15cm2 Từ đấy, ta có chiều cao hình bình hành = 15 : 3 = 5cm
Suy ra diện tích hình bình hành ABCD = a.h = 15.5 = 75cm2
Để có thể giải được dạng bài toán này thì người học cần nhớ đến công thức tính chu vi hình bình hành: C = 2.(a+b) Trong đấy: C:là chu vi hình bình hành ; a và b là độ dài các cạnh C
Ví dụ: Cho hình bình hành ABCD có chu vi bằng 28cm. Với độ dài cạnh cạnh đáy bằng 3/4 độ dài cạnh còn lại và bằng độ dài chiều cao (h). Yêu cầu bạn tính diện tích hình bình hành ABCD.
Trả lời: Ta gọi độ dài cạnh đáy = a Ta có: độ dài chiều cao h = a. Suy ra, độ dài cạnh còn lại = 3/4a
Áp dụng công thức tính chu vi hình bình hành = 2.(a+b) = 28 cm = 2.(a + 3/4a) = 2.7/4a = 28 ⇔ a = 8 cm.
Độ dài cạnh còn lại = 3/4a = 6cm. Độ dài chiều cao h = a = 8cm
Suy ra ta tính được diện tích hình bình hành ABCD = a.h = 8.8 = 64cm2
>>> Cách tính chiều cao hình bình hành và bài tập ví dụ
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách tính diện tích hình bình hành, hy vọng rằng qua đây bạn đọc đã nắm được các thông tin hữu ích rồi nhé.